Ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thông tin khi trả lời câu hỏi của VietNamNet về vị trí của khoa học cơ bản Việt Nam tại họp báo giới thiệu Chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" năm 2016, sáng 3/6.
Theo ông Chu Ngọc Anh, trong năm 2014, về Toán học, Việt Nam đứng thứ 50 thế giới và thứ 4 ASEAN. Tương tự, về Vật lý, chúng ta xếp thứ 60 thế giới và thứ 4 khu vực.
Với lĩnh vực Hóa học, Việt Nam xếp thứ 56 thế giới và xếp thứ 4 khu vực ASEAN. Với lĩnh vực khoa học sự sống trái đất, Việt Nam xếp thứ 57 thế giới và xếp thứ 5 trong khu vực ASEAN.
![]() |
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết, khoa học cơ bản VN đang đứng ở tốp đầu khu vực.(Ảnh: Lê Văn) |
Bộ trưởng KH&CN cũng dẫn lại sự kiện UNESCO công nhận Trung tâm Toán học và Vật lý dạng II của Việt Nam vào tháng 11 năm ngoái để khẳng định vị thế các ngành khoa học cơ bản của Việt Nam so với khu vực và thế giới.
"Trong khu vực ASEAN không có trung tâm nào về Toán và Vật lý được UNESCO công nhận như của Việt Nam", ông Anh cho hay. "Hai trung tâm được công nhận trước đó của Indonesia và Malaysia không thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản".
Việc xếp hạng này dựa chủ yếu vào số lượng các công bố quốc tế, đặc biệt là các công bố trên hệ thống tạp chí ISI. Ông Chu Ngọc Anh cho biết, trong giai đoạn 2011-2015 vừa qua, số lượng công bố ISI của Việt Nam tăng từ 15-20% tùy từng năm. Tính tổng cả giai đoạn số lượng công bố của giai đoạn này tăng gấp 2 lần so với giai đoạn trước.
Có được điều này, theo ông Chu Ngọc Anh là sự nỗ lực, đam mê, nhiệt huyết của các nhà nghiên cứu khoa học cơ bản của Việt Nam cũng như sự quan tâm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước đối với các ngành này, đặc biệt là với sự thành lập Quỹ Phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) vào năm 2008.
Với kinh phí khoảng 300 tỉ mỗi năm, Quỹ NAFOSTED tài trợ cho hơn 300 nhiệm vụ khoa học mỗi năm, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản. Với mỗi đề tài được tài trợ, yêu cầu bắt buộc đối với chủ nhiệm đề tài là phải có 2 bài báo công bố ISI mới được nghiệm thu.
Nghiên cứu cơ bản là bắt buộc
Đánh giá về vai trò của ngành KH cơ bản đối với đời sống xã hội, ông Chu Ngọc Anh khẳng định, khoa học cơ bản đang làm thay đổi đáng kể cuộc sống hàng ngày. Từ cái điện thoại cho tới mạng Internet đều bắt nguồn từ nghiên cứu cơ bản.
"Nghiên cứu cơ bản là cơ sở để ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào cuộc sống", ông Anh nói.
Dẫn dụ một nghiên cứu điều chế tinh chất có tác dụng chống ung thư từ củ nghệ nhờ công nghệ nano phát xuất từ Chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" GS Nguyễn Văn Hiệu cho biết, từ nghiên cứu cơ bản tới ứng dụng vào thực tiễn là một quá trình dài.
![]() |
GS Nguyễn Văn Hiệu cho rằng, khoa học cơ bản là nền tảng cho các ứng dụng khoa học công nghệ. (Ảnh: Lê Văn) |
Tuy nhiên, GS Nguyễn Văn Hiệu khẳng định, các nghiên cứu cơ bản chính là nền tảng, cơ sở cho các ứng dụng khoa học công nghệ trong thực tiễn. "Kinh phí cho nghiên cứu cơ bản chỉ khoảng 5%, 95% còn lại là nghiên cứu ứng dụng. Nhưng nghiên cứu cơ bản là bắt buộc. Tất cả đều phải bắt đầu từ", GS Hiệu khẳng định.
Khoa học cơ bản là một điểm nhất trong Chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" năm 2016 với Hội nghị chủ chốt "Khoa học cơ bản và xã hội" hội tụ 5 nhà khoa học đoạt giải Nobel diễn ra vào đầu tháng 7 tới. Bên cạnh đó, Hội nghị cũng có sự tham gia của nhiều tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới.
TS Nguyễn Thanh Sơn, Trường ĐH Quy Nhơn, thư ký của GS Trần Thanh Vân cho biết, sự xuất hiện của các tập đoàn lớn của thế giới tại Hội nghị "Khoa học cơ bản và xã hội" là một minh chứng cho tầm quan trọng của khoa học cơ bản đối với xã hội.
Ông Chu Ngọc Anh giải thích, ở các nước phát triển, có sự gặp gỡ rất rõ giữa khoa học cơ bản và giới công nghiệp. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, khoảng cách này vẫn còn khá xa. Những sự kiện như "Gặp gỡ Việt Nam" với sự tham gia của nhiều tập đoàn kinh tế chính là cơ hội để rút ngắn khoảng cách này.
Lê Văn
" alt=""/>Khoa học cơ bản Việt Nam đang ở tốp đầu khu vựcTrong phim Cuộc đời vẫn đẹp sao, nhân vật Luyến được xem là một trong những vai diễn nhiều sóng gió của Thanh Hương, khiến khán giả thương cảm và nhiều lần bất bình cho cô.
Ngay sau đó, Thanh Hương bị người xem ghét cay ghét đắng vì vai Khanh ích kỷ đến đáng sợ trong Người một nhà. Với hai vai diễn đối lập, Thanh Hương được xếp vào hàng đối thủ nặng ký tạiCánh diều vàng năm nay.
Bộ phim Gia đình mình vui bất thình lìnhcũng được kỳ vọng tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt ở hạng mục Nữ diễn viên phim truyền hình. Vai diễn của Kiều Anh chạm tới cảm xúc và khiến người xem đồng cảm với nhân vật Phương. Khả Ngân cũng gây chú ý bởi nét tiểu thư đáng yêu nhưng không kém phần sắc sảo trong phim.
Trong khi đó, Lan Phương là mảnh ghép cân bằng cảm xúc khi thành công trong việc làm khán giả khó chịu bởi sự chua ngoa, đanh đá.
Dù gây tranh cãi kịch liệt khi lên sóng, Hoàng Thùy Linh vẫn được người hâm mộ truyền hình nhớ đến trong bộ phim Không ngại cưới, chỉ cần một lý do. Ở lần tái xuất, Hoàng Thùy Linh nhận nhiều phản hồi tích cực hơn về diễn xuất lẫn nhan sắc, đồng thời phản ứng hóa học giữa cô và bạn diễn Nhan Phúc Vinh khá ăn ý.
Nam diễn viên Trọng Lân trong vai chàng trai có nhiều bồ nhưng lại không muốn lấy vợ mang màu sắc riêng. Tuy không quá nổi bật nhưng bộ ba này có thể gây bất ngờ thú vị.
Cuộc chiến không giới tuyến- bộ phim về những người lính biên phòng chống tội phạm buôn bán ma túy cũng ghi nhiều dấu ấn, nổi bật là NSƯT Hoàng Hải và Thu Quỳnh.
Quen mặt với khán giả màn ảnh nhỏ với những vai phản diện mưu mô, Thu Quỳnh gây bất ngờ khi hóa thân thành nữ y tá thẳng tính, yêu ghét rõ ràng, bao dung và yêu thương mọi người.
Còn NSƯT Hoàng Hải trong vai một cán bộ lớn tuổi, mẫu mực, chiếm cảm tình nhờ nét diễn mộc mạc, chân chất. Cả hai là ẩn số hứa hẹn sẽ gây bất ngờ tại Cánh diều vàng 2024.
Trong tác phẩm tâm lý tội phạm Biệt dược đencòn có hai cái tên đáng chú ý khiến đường đua đến Cánh diều vàngthêm phần gay cấn là Đỗ Duy Nam và Bình An.
Những chú ngựa ô trong hạng mục Nam/nữ diễn viên truyền hình xuất sắccủa Cánh diều vàng 2024gọi tên dàn diễn viên của Chúng ta của 8 năm sau, đặc biệt là cặp đôi Hoàng Hà và Quốc Anh.
Hoàng Hà nhập tâm vào vai diễn, thể hiện nét vô tư, tinh nghịch, trẻ trung đậm màu thanh xuân. Diễn viên Quốc Anh bỗng vụt sáng khi đóng cặp với Hoàng Hà, từ ngoại hình đến lối diễn xuất nhẹ nhàng.
Sáu diễn viên còn lại là Huyền Lizzie, Mạnh Trường, Trần Nghĩa, Bi Trần, Ngọc Huyền và Quỳnh Kool đều dừng ở mức tròn vai song khó có thể cạnh tranh với các đối thủ còn lại.
Ngoài những cái tên kể trên, hạng mục Nam/Nữ diễn viên truyền hình của Cánh diều vàng 2024vẫn còn nhiều ứng cử viên đáng chú ý như Duy Hưng và Tuấn Tú (Người một nhà), Huỳnh Anh và Lê Bống (Lỡ hẹn với ngày xanh), Kim Tuyến và Ngọc Quỳnh (Nữ luật sư), Quang Tuấn (Tết ở làng Địa Ngục)...
Có thể thấy, Cánh diều vàng 2024không chỉ đa dạng về thể loại và nội dung phim mà những ứng viên cho các hạng mục diễn xuất cũng phong phú. Những nghệ sĩ xuất sắc nhất sẽ được vinh danh tại Lễ trao giải vào tối 10/9 tại Quảng trường Nhà hát Đó, Nha Trang trực tiếp trên các nền tảng trực tuyến của Cánh diều vàng.
Trích phim "Gia đình mình vui bất thình lình"
Ảnh, clip: tư liệu
Trường ĐH Kinh tế -Luật:
Học phí Đại học Kinh tế – Luật 2022 cho chương trình đại trà là 21,55 triệu đồng
Chương trình chất lượng cao: là 33, 8 triệu đồng
Chương trình chất lượng cao bằng tiếng Anh là 50,93 triệu đồng
Chương trình liên kết quốc tế với Đại học Glocestershire, Anh: 275 triệu đồng/3,5 năm tại Việt Nam; Với Đại học Birmingham City, Anh: 268 triệu đồng/3,5 năm tại Việt Nam
Trường ĐH Công nghệ Thông tin:
Học phí năm 2022 cho chương trình chính quy là 30 triệu đồng, đến năm 2023 là 35 triệu đồng, năm 2024 là 42 triệu đồng, năm 2025 là 45 triệu đồng.
Học phí cho Chương trình đào tạo chất lượng cao năm 2022 và 2023 là 40 triệu, năm 2024 là 42 triệu và năm 2025 là 45 triệu.
Học phí cho chương trình tiên tiến năm 2022 và 2023 là 50 triệu; năm 2024 là 55 triệu và năm 2025 là 57 triệu.
Học phí cho chương trình liên kết năm 2022 là 80 triệu; năm 2023 là 138 triệu; năm 2024 là 150 triệu.
Trường ĐH Quốc tế:
Học phí năm 2022 các chương trình do Trường ĐH Quốc tế cấp bằng là 50 triệu/năm.
Các chương trình liên kết đào tạo với dại học nước ngoài, giai đoạn 1 (2 năm đầu): 50 – 77 triệu/năm. Giai đoạn 2 (2 năm cuối) theo chính sách học phí của từng ngành của trường Đối tác. Học phí này chưa bao gồm học phí tiếng anh tăng cường dành cho sinh viên chưa đạt chuẩn tiếng anh đầu vào.
Trường ĐH An Giang:
Học phí Trường ĐH An Giang như sau:
Khoa Y: